-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cây Bạc hà (Colocasia gigantea) là loài cây thân thảo đa niên có thân ngầm phát triển thành củ được dùng để nhân giống và làm thuốc.
-Thân: Cây Bạc hà có thân ngầm phát triển thành củ. Bẹ lá mọc từ thân ngầm vươn lên phía trên mặt đất và mỗi lá mang một phiến lá rộng. Chiều cao của cây chủ yếu là bẹ lá cao 1-1,2 m.
-Củ: Phần thân ngầm phát triển thành củ, mỗi bụi có từ 1 đến nhiều củ. Vỏ củ xù xì. Củ có độc tố gây ngứa mie65nh nên không ăn được.
-Lá: Lá đơn rộng, mọc so le, phiến lá hình mũi tên, gốc lá lỏm, dài 30-30 cm, giữa có gân lá chạy dài dọc lá. Bẹ lá dày, xốp và mọng nước, họp thành thân giả hoặc rời, phát triển từ thân ngầm ở dưới mặt đất. Cuống lá cây bạc hà thường dùng làm các món canh chua, sườn nấu bung, bún bung, canh cá, bún cá, dưa chua, bạc hà xào hoàng hoa, bạc hà cuộn tía tô v.v. sau khi sơ chế bằng cách tước bỏ vỏ, thái vát hoặc thái khúc, bóp muối cho bớt ngứa.
-Hoa: Mọc thành chùm vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây. Cụm hoa thơm, có mo dạng ống bao bọc. Bông mo ngắn hơn mo, mang từ đỉnh xuống gốc: các hoa đực, các hoa trung tính và các hoa cái.
Cây trổ hoa vào mùa xuân sang mùa hè. Hoa đực mọc ở ngọn dò (peduncle), dạng thỏi (spadix) có bao choàng (spathe). Hoa cái mọc ở gốc thỏi.
-Quả: Quả cây Bạc hà màu đỏ, bầu 1 ô , hình trứng, thường chỉ chứa một hạt.
Cây sinh sản vô tính bằng chồi non phát triển từ củ.
+Trong bẹ lá cây Bạc hà (Dọc mùng):
Trong 100 gam phần bẹ lá ăn được của cây Bạc hà (Dọc mùng) tươi có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Nước: 95 gam.
Protein: 0,25 gam.
Carbohydrat (bột, đường): 3,8 gam.
Chất xơ: 0,5 gam.
Phospho: 25 mg.
Kali: 300 mg.
Can ci: 48 mg.
Magnesium: 16 mg.
Đồng: 0.03 mg.
Sắt: 0,4 mg.
Vitamin : B1=0,012 mg; B2= 0,03 mg; PP= 0,02 mg; C=3 mg.
Năng lượng: 14 Kcal.
Nhìn chung bẹ lá Bạc hà (Dọc mùng) rất nghèo dưỡng chất và năng lượng nhưng ăn rất ngon và giúp đỡ ngán thịt cá trong canh, ăn nhiều làm chất độn giúp giảm cân.
+Trong toàn bộ cây Bạc hà
Toàn cây còn chứa:
-Chất đường hữu cơ như fructose, glucose, amylose, sucrose…
-Acid hữu cơ như citric, oxalic, malic, succinic…
-Hợp chất phức tạp loại beta-lectin, triglochin và isotriglochin, alocasin.
+Chất độc trong cây Bạc hà
Bẹ bạc hà khi ăn sống có các chất như calci oxalat, alocasin, sapotoxin ở hàm lượng thấp có thể gây ngứa họng. Tuy nhiên khi nấu chín hay muối dưa thì các chất được xem là độc tố này đã bị phân giải nên an toàn cho sức khỏe.
Trong Y học chủ yếu nghiên cứu nhiều về cây Ráy (Alocasia macrorrhiza) và ít có đề tài nghiên cứu về cây Bạc hà (Dọc mùng). Tuy nhiên thành phần hóa học của Rể củ hai loài cây này gần như nhau. Trong chúng có có các độc tố như Calci oxalat, Alocasin, Sapotoxin.
Cũng may là bà con ta không ai ăn hai loại củ này (chỉ dùng làm thuốc, sau khi đã chế biến).
a-Bẹ lá cây Bạc hà được dùng làm rau
Bộ phận duy nhất của cây Bạc hà được dùng làm rau là bẹ lá đã được tước bỏ vỏ. Các bộ phận khác của cây Bạc hà không dược dùng làm rau ăn.
Ở Việt Nam bẹ lá của cây Bạc hà được chế biến thành các món ăn như:
+Bẹ lá Bạc hà được trụn nưới sôi để làm nộm, bóp gỏi:
Bẹ lá Bạc hà được bóc vỏ, xắt mỏng, ngâm nước lạnh cho tan chấy gây ngứa, sau đó trụn trong nước sôi và vắt bỏ nước để làm nộm (một loại rau ghém có vị chua-ngọt) hoạc dùng để bóp gỏi. Nếu không qua công đoạn này thì gỏi và nộm dể gây ngứa họng.
+Bẹ lá Bạc hà được dùng làm rau luộc, xào, hầm…
Bẹ lá Bạc hà được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc dùng để luộc, xào đơn giản hay xào với thịt, trứng, hải sản, lòng gia cầm…Món Bạc hà xào ăn rất lạ miệng và rất được ứa chuộng ở Miền Bắc và Miền Trung.
+Bẹ lá Bạc hà được dùng làm rau nấu canh chua, lẫu chua
Bẹ lá Bạc hà được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc để nấu canh chua hay lẫu chua. Món canh chua nấu với bẹ lá Bạc hà là món ăn truyền thống và lẫu chua nấu với bẹ lá Bạc hà là món ăn sang trọng ở Miền Nam. Món canh chua hay lẫu chua nấu với bẹ lá Bạc hà là những món ăn phổ biến ở các tiệm ăn hay nhà hàng sang trọng theo mốt hiện nay.