-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng dược lý nên Hẹ được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian cũng như bữa ăn hàng ngày. Những công dụng của Hẹ có thể nói đến như giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy...
Hẹ còn có tên gọi khác cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo, tên khoa học là Allium ramosum L. thuộc họ Hành, theo đông y, hẹ có vị cay, hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, trừ hàn khí, tán huyết, tiêu đờm, giải độc.
Theo nhiều nghiên cứu, hẹ có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu khuẩn và các vi khuẩn khác. Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g đạm, 5-30 g đường, 20 mg Vitamin A, 89 g Vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho, nhiều chất xơ. Với hàm lượng chất xơ cao thuộc hàng "top" so với các loại rau, hẹ trở thành không chỉ nguyên liệu cần thiết trong mỗi bữa ăn mà còn trong cả các bài thuốc chữa bệnh.
Sau khi mua hẹ về, cần lặt bỏ những phần già của hẹ, sau đó ngâm với nước muối tầm 15 phút và rửa sạch lại với nước. Nên chế biến hẹ ngay sau khi sơ chế để giữ được độ giòn và ngọt của hẹ hoặc bảo quản hẹ trong tủ lạnh, có một mẹo nhỏ là dùng lá bắp cải gói hẹ lại cũng như hành lá và tỏi thì sẽ giữ được hẹ tươi lâu.
Lưu ý: Sản phẩm nhận được có thể khác với hình ảnh về màu sắc và số lượng nhưng vẫn đảm bảo về mặt khối lượng và chất lượng.